Thai 7 tuan tuoi đã bắt đầu “lộ” rõ và lúc này bạn đã có thể cảm nhận được có một thiên thần bé nhỏ trong bụng mình. Mặc dù đối với hầu hết các thai phụ, những tuần đầu tiên quả không dễ dàng; nhưng một số bà mẹ lại không hề hấn gì.
Lúc này, vòng bụng của mẹ đã tăng lên đáng kể. Những chiếc quần hay váy ôm bó sẽ không còn vừa vặn nữa, và bạn không còn được thoải mái chọn đồ như trước đây. Vẫn còn hơi sớm để diện đồ bầu lúc này nên hãy lục thật kỹ tủ áo quần của bạn và cố gắng tìm những chiếc áo quần có phần eo rộng rãi hoặc lung thun co giãn.
Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi tuần thứ 7 có kích thước bẳng khoảng quả nho (lớn hơn khoảng 10.000 lần lúc bắt đầu thụ thai). Hầu hết sự tăng trưởng này tập trung ở phần đầu khi các tế bào não mới phát sinh với tốc độ 100 tế bào mỗi phút. Miệng và lưỡi thai nhi cũng bắt đầu hình thành.
>> Xem thêm về thai 8 tuan tuoi
Nếu đi siêu âm vào thời điểm này, mẹ sẽ thấy đầu bé với 3 điểm đen nơi hai mắt và lỗ mũi đang hình thành. Tai đã nổi rõ và các chi trông như những lộc chồi non. Bàn tay và bàn chân trông như mái chèo, các ngón tay ngón chân đang bắt đầu hình thành. Tim đã được chia thành 2 ngăn trái và phái với nhịp đập khoảng 150 lần/phút (nhanh gấp 2 so với nhịp tim của người lớn).
Khi thai được 7 tuần, mắt bé sẽ to hơn và thậm chí còn bắt đầu có màu nữa. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn từ 6-9 tháng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi gen di truyền từ bạn và bố của bé.
Tai của em bé bắt đầu được hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Chiếc lưỡi bé tí ti cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm.
Cũng từ tuần thai này, thận của bé đã sẵn sàng để làm công việc sản xuất và bài tiết nước tiểu. Bé sẽ đi vệ sinh ra nước ối và bài tiết qua lại trong một chu kỳ liên tục.
Hệ thống ruột cũng bắt đầu hình thành, ruột thừa cũng đã xuất hiện. Tuyến tụy, nơi sau này sẽ sản sinh ra các hóc môn insulin cũng đã hình thành. Một phần ruột phồng lên bên trong dây rốn. Sau này, sự phát triển của con bạn sẽ tập trung vào phần bụng. Cuống phổi đã xuất hiện bên trong phổi, đây chính là bộ phận dẫn khí vào bên trong phổi. Đầu không cân đối so với phần còn lại của cơ thể, các đốm sậm màu đánh dấu vị trí của mắt và lỗ mũi. Não trước đã chia thành hai phần hình thành bán cầu não của não bộ, nơi có khoảng 100 tế bào thần kinh được tạo ra mỗi phút.
Sự thay đổi của mẹ bầu
Vào thời điểm này, bộ ngực của mẹ bầu phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị sẵn sàng cho thời kì nuôi con. Mẹ sẽ cảm thấy núi đôi đau tức một chút, đây là hiện tượng bình thường. Những hormone thai kỳ sẽ làm gia tăng lưu lượng máu và tích tụ chất béo trong 8 tháng tới để nuôi dưỡng cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
>> Có thể bạn quan tâm tới su phat trien cua thai nhi
Cùng với đau ngực, mẹ cũng bắt đầu nhận ra sự có mặt của bé trong cơ thể thông qua cảm giác mệt mỏi, buồn nôn. Để xoa dịu cảm giác này, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ anh xã giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bí. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt (nôn tất tật mọi thứ được đưa vào) thì cần tới gặp bác sĩ ngay. Một số thực phẩm “cây nhà lá vườn” có thể sẽ giúp chị em bớt ốm nghén là quả me, trà gừng nước chanh, kẹo bạc hà, dưa chuột…
Ở những tuần thai đầu này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Nguyên nhân là do thực thể như sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực. Mẹ cần lưu ý chọn tư thể ngủ thoải mái và tránh uống nhiều nước trước giờ đi ngủ.
Triệu chứng mang thai 7 tuần
Những triệu chứng phổ biến nhất với mẹ mang thai 7 tuần là:
- Đi tiểu thường xuyên
- Mệt mỏi
- Đau tức ngực
- Buồn nôn, nôn ói
- Tiết nhiều nước bọt
- Thèm ăn
- Ợ nóng và khó tiêu
- Táo bón
Để giảm những triệu chứng trên, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Lời khuyên cho mẹ
Nếu mẹ bầu bỗng dưng thấy tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu gắt hoặc muốn khóc… Đừng quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu phổ biến khi mang thai 3 tháng đầu. Hormone thai kỳ khiến tâm trạng mẹ thay đổi. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, làm việc vừa phải, xem phim hài… tâm trạng mẹ sẽ tốt hơn.
Hãy nghĩ đến việc đăng ký một lớp yoga dành cho bà mẹ mang thai hay một hình thức vân động nào khác tương tự trong khu vực gần nhà bạn ở. Đây cũng là cách rất hay để gặp gỡ những thai phụ khácvà xây dựng một mạng lưới những người bạn mới có thể hỗ trợ nhau về sau.
Nếu bạn vốn là người thường xuyên chạy bộ, hãy nghĩ đến việc chuyển sang một môn thể dục khác nhẹ nhàng hơn. Những hình thức thể dục thể thao tạo chấn động liên tục như thế này không hề tốt cho thai nhi. Vẫn còn nhiều cách vận động khác nhẹ nhàng phù hợp hơn với bạn trong giai đoạn này.
Ngoài ra, việc tìm một lớp học tiền sản dành cho các bà mẹ tương lai cũng là một việc đáng lưu ý trong thời gian này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét