Được tạo thành trong niềm hy vọng đầy quẫn bách, cháu bé ấy, tôi hy vọng sẽ thức dậy trong lòng người mẹ tội lỗi ấy những tình cảm ngọt lành, hướng người mẹ về với đời thiện lương theo cách thức giản dị nhất.
Dĩ nhiên các quản giáo để xảy ra vụ tử tù mang thai trong thời gian biệt giam sẽ bị xử phạt. Hầu như chắc chắn họ cũng sẽ bị ngồi tù giống như các phạm nhân của họ. Đó là cái giá phải trả cho việc cố tình vi phạm pháp luật.
Cách đây tròn mười năm, tử tù Nguyễn Thị Oanh đang bị biệt giam tại Trại tạm giam công an tỉnh Hòa Bình cũng được phát hiện đang mang thai.
Tương tự và cùng thời điểm đó, tại Trại tạm giam Chí Hòa (TP HCM) là trường hợp tử tù Trần Thị Hương. Oanh, Huệ và Hương đều bị kết án tử về hành vi buôn bán trái phép chất ma túy.
Hai quản giáo trong vụ của Oanh, một mới 22 tuổi, một đang mang hàm đại úy, đã nhận án tù năm năm ngay tại nơi họ từng làm việc.
Đó là khía cạnh khắc nghiệt nhất của câu chuyện. Nhưng còn nhiều khía cạnh khác nữa, mà run rẩy nhất là sự ra đời của cháu bé. Đi ngược lại cái cách thông thường là người mẹ tạo ra đứa trẻ, sinh linh này thật sự đã mang lại sự sống cho mẹ.
Nguyễn Thị Oanh kể câu chuyện của mình:
""Những ngày chờ thi hành án tử hình ở trại giam Công an tỉnh Hòa Bình chính là quãng thời gian khủng khiếp nhất đối với tôi.
Thời gian trôi qua chậm chạp và dài vô tận. Tôi chẳng biết làm gì, ngoài việc dỏng tai lên nghe từng bước chân đi về phía buồng biệt giam."
Oanh đã xé từng mảnh áo, thêu lên đó cành hoa, chiếc lá, may lại thành áo gối rồi chìa tay tặng cho bất cứ người tù nào được giải ngang qua. Công việc đó giúp Oanh quên lãng thời gian khủng khiếp nhất.
Một trong những người được tặng áo gối ấy trở thành cha của cháu bé. Cháu được thành hình trong phòng biệt giam.
Huệ, Oanh, Hương, trong những đêm thâu chờ chết, phấp phỏng nhìn xuống bụng mình... Họ đã nghĩ gì?
Tôi hình dung trong bóng tối thăm thẳm đó, những tử tù kia đã xoa nhẹ bụng mình, cố chạm lấy-một cách vật lý-vào niềm hy vọng duy nhất.
Niềm hy vọng ấy, mang lại những cảm xúc trái ngược.
Nó đẩy những cán bộ quản giáo vào vòng vi phạm.
Nó cứu thoát người mẹ đáng lẽ ra phải trả giá mạng sống của mình vì đã reo rắc cái chết trắng cho bao người khác
Nó tạo nên một tiền lệ xấu về thủ đoạn lách lưỡi hái của luật pháp.
Nhưng ở góc nào đó, tình mẫu tử ấy cũng hết sức con người.
Được tạo thành trong niềm hy vọng đầy quẫn bách, cháu bé ấy, tôi hy vọng sẽ thức dậy trong lòng người mẹ tội lỗi ấy những tình cảm ngọt lành, hướng người mẹ về với đời thiện lương theo cách thức giản dị nhất.
Không, không ai được có cái quyền ấy cả.
Trừ những con quái thú, hầu hết người làm cha mẹ đều có thôi thúc tự thân là dành sự chăm lo tốt nhất và trở thành tấm gương cho con noi theo.
Nếu những tình cảm tự nhiên ấy cũng thức dậy ở người tử tù thì đó là khía cạnh có giá trị và đáng mong đợi nhất trong câu chuyện hy hữu này.
Việc dựa trên những quy định (của pháp luật hiện hành-xin nhấn mạnh ý này vì pháp luật cũng luôn luôn thay đổi) để nguyền rủa những tử tù này, không sai.
Nhưng nếu chỉ biết chửi, phải chăng ta đã bỏ qua mục đích tối thượng của pháp luật là gây dựng lòng nhân bản?
Những ai đang lo lắng cho sự phát triển của cháu nhỏ trong nhà tù, cũng xin chớ quá lo. Trong các trại giam lớn hiện nay đều có nhà mẫu giáo cho các bé con của phạm nhân. Có cả lớp dạy chữ cho các phạm nhân người lớn nữa.
Nhiều phạm nhân nhờ lớp học này đã lần đầu tiên biết viết tên mình, biết đọc nội quy và viết thư về cho gia đình.
- Thống kê nhanh xs mt để đưa ra những dự đoán chính xác nhất về những bộ số ra liên tiếp, thống kê đầu số, đít số xuất hiện,…
Phạm nhân cũng có thể gửi con về gia đình. Cháu bé Thiên Ngọc, con của tử tù Nguyễn Thị Oanh (đã được giảm án thành chung thân) đã được gửi cho dì ruột nuôi dưỡng theo cách đó.
Còn nếu nghi ngờ những phạm nhân nọ là nguồn gen xấu sẽ di truyền sang cháu bé, và nói toẹt ra rằng nên phá thai đi, chớ để họ sinh cháu bé, nó sẽ là di họa cho xã hội sau này như bố mẹ nó đấy...
Hỡi ôi, nghi ngờ đó chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của bạn mà thôi. Có thể bạn không ác, nhưng thiếu kiến thức rất nhiều khi đưa người ta đến cái ác vô tình bạn ơi!
Phạm nhân Nguyễn Thị Oanh và con trai. Ảnh: Công Lý.
Báo Tri Thức Trẻ từng đăng loạt bài về những người tù "mồ côi", không người thân thích hoặc đã bị người thân bỏ mặc trong tù. Họ đều là những phạm nhân, phạm đủ thứ tội, tay từng nhuốm máu, nhưng khi nắng Tết dãi đầy ngoài sân thì họ cầu ước được về nhà.
Họ mong được thấy con gái quẩn bên chân cha khắp xóm chúc bà con năm mới bình an. họ chọc ghẹo nhau trong xót xa: "Đã mơ thì mơ cho tới, mơ cả ba má sống dậy mà lạy tạ".
Tác giả Thiện Hiếu, người viết bài báo trên kể lại những trải nghiệm của chính anh trong tù. Già Dũng, 62 tuổi 8 tiền án ngậm ngùi:
"Tao không biết tụi nó sao chớ giờ răng rụng hết mẹ nó rồi, ăn gì mấy. Chỉ thèm một tiếng kêu mẹ gọi con, được vợ gởi cho mấy chai dầu gió... mà chắc hết đời tù cũng hổng có mày ơi".
Tù nhân đâu phải quái vật bẩm sinh?
Trong một thời điểm, hoặc trong cả một quá trình trước đó, họ đã có những hành vi chống lại cộng đồng và vì thế bị tước đoạt tự do, tước cả những quyền bình thường nhất như quyền dắt con đi chơi và nằm yên nghe bàn tay vợ xoa dầu gió trên lưng.
Nhưng hình phạt không phải là để hủy diệt. Hình phạt ghê gớm nhất là khiến họ thiếu thốn cuộc sống tự nhiên của con người.
Nó khiến họ thấm thía hơn quyền sống của mình, và thông qua trải nghiệm đau đớn của bản thân để trân trọng những quyền sống đó nơi đồng loại.
Bạn đã nhìn những ánh mắt tù nhân khi họ ngồi trong xe bít bùng chưa? Tôi nghĩ bạn sẽ không bao giờ quên được. Trong vùng chật hẹp của chiếc xe, họ dán ánh mắt vào khuôn cửa sổ bé bằng vài bàn tay.
Những ánh mắt khao khát như rút hết cả linh hồn, như phóng ra đầy những sợi dây rịt lấy chút nắng, chút lá xanh, khuôn mặt của cha, của mẹ, của em gái, vợ, con... thay cả thân thế chồm ra mà ôm siết.
Ngay cả những nghiên cứu khoa học cũng cho thấy rằng vô cùng hiếm những kẻ tội phạm bẩm sinh. Con người nói chung thường là không quá xấu, cũng không quá tốt.
Những hành động đột biến chỉ phát sinh trong hoàn cảnh bất thường, cả tốt lẫn xấu, phụ thuộc phần lớn vào môi trường nơi họ sinh ra và lớn lên, nền giáo dục họ tiếp nhận, xã hội nơi họ trưởng thành...
Làm sao một đứa bé bị vứt trong thùng rác, lớn lên trên lề đường, kiếm ăn bằng móng tay và gót chân khi còn nhỏ rồi bằng thân thể khi lớn lên, có thể biết tin và yêu người khác?
Nếu nó chưa từng nhận được giọt yêu thương nào, làm sao nó có thể nhận diện yêu thương và tử tế? Nếu nó được chính sự tồn tại của mình dạy rằng phải hung hãn cá lớn nuốt cá bé, làm sao nó tin vào sự che chở, cộng sinh?
Từ rất nhiều năm nay, luôn có những tổ chức từ thiện, văn nghệ, tôn giáo... tự nguyện vào các nhà tù để biểu diễn, chia sẻ, trò chuyện với phạm nhân. Ấy là để tình người len lỏi vào làm đầy những thành quách của pháp luật.
Họ đã bị trừng phạt rồi, họ cần thêm được tình thương không phân biệt. Mầm thiện lấp ló trong mỗi con người, dù đã bị dập vùi trong cõi sống cằn cỗi nhưng nếu được vun xới đúng cách sẽ nảy mầm xanh lá.
Pháp luật muốn vững chắc, phải cận nhân tình. Thuần lý thì dễ gãy vỡ, thuần tình thì hiệu quả trồi sụt.
Trong câu chuyện này thực chất đều đủ lý và tình. Ai sai sẽ phải chịu phạt, và tôi hy vọng sự yêu thương trong mỗi con người không-phải-phạm-nhân, đều đủ tròn đầy để đón những em bé và người mẹ về lại với đời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét